Xuất Khẩu Lao Động Nhật Bản
Xuất khẩu lao động:
Thị trường Nhật Bản:
Nhật Bản là một đất nước gồm nhiều hòn đảo, nằm ở Đông á, có diện tích là 337.923 km2, đứng thứ 61 trên thế giới. Dân số Nhật Bản khoảng 130 triệu người, đứng thứ 10 trên thế giới. Nhật Bản có 4 mùa rõ rệt là Xuân, Hạ,Thu, Đông với khí hậu thay đổi, khí hậu cận nhiệt đới ở phía Nam đến khí hậu lạnhở phía Bắc. Về mùa Đông ở Nhật Bản, nhiệt độ ở nhiều vùng xuống dưới 00C.
Đồng tiền quốc gia của Nhật Bản là Yên; 1 USD tương đương 98,46 Yên Nhật.
– Chính sách của Nhật Bản không cho phép tiếp nhận lao động nước ngoài trình độ thấp hoặc không có tay nghề vào làm việc. Đối với lao động nước ngoài có tay nghề, lao động kỹ thuật cao, Chính phủ Nhật Bản khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho họ vào làm việc ở Nhật Bản.
– Tuy nhiên, lao động phổ thông (lao động không có tay nghề hoặc tay nghề thấp) nước ngoài có thể vào Nhật Bản làm việc theo chương trình tu nghiệp tại Nhật Bản với thời gian không quá 1 năm. Chương trình này được khởi điểm từ những năm cuối thập kỷ 60 của thế kỷ trước. Đến năm 1992, để bù đắp sự thiếu hụt nguồn nhân lực do dân số già hoá và tỷ lệ sinh thấp, Chính phủ Nhật Bản mở rộng thêm chương trình thực tập kỹ thuật với thời gian tối đa là 2 năm, nâng tổng số thời gian tu nghiệp và thực tập kỹ thuật lên tối đa là 3 năm. Lao động nước ngoài tu nghiệp, làm việc tại Nhật Bản chủ yếu trong lĩnh vực cơ khí, dệt may, chế biến lương thực, xây dựng, chế biến hải sản, nông nghiệp và ngư nghiệp.Mục tiêu chính của chương trình này là nhằm chuyển giao công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho các nước đang pht triển.
– Những năm gần đây, sự thiếu hụt nhân lực trầm trọng do sự già hoá dân số và tỷ lệ sinh thấp đã khiến số lượng tu nghiệp sinh nước ngoài vào Nhật Bản liên tục tăng lên. Bình quân, mỗi năm Nhật Bản tiếp nhận trên70.000 người vào làm việc với tư cách tu nghiệp sinh.
– Tính đến hết tháng 10 năm 2008, đã có trên 35.000 tu nghiệp sinh Việt Nam được đưa sang tu nghiệp tại các xí nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản,chủ yếu trong các nghề các ngành dệt, may công nghiệp, lắp ráp điện tử, gia công cơ khí, chế biến, xây dựng và thuỷ sản.
Tu nghiệp sinh Việt Nam có mặt trên hầu khắp các tỉnh của Nhật Bản, trừ Hokkaido, nhưng tập trung chủ yếu tại các vùng như Gifu, Kanto, Ai-chi và Hiroshima. Số lượng tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật Bản có thể nói tăng dần theo theo từng năm. Hiện nay, ta có khoảng 25.000 lao động và tu nghiệp sinh đang làm việc và tu nghiệp tại Nhật Bản.
– Hiện có khoảng 150 doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam được phép đưa tu nghiệp sinh Việt Nam sang tu nghiệp và thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản,chủ yếu trong các nghề may công nghiệp, lắp ráp điện tử, gia công cơ khí và xây dựng.
Hiện nay, tại Nhật Bản có Ban Quản lý lao động và chuyên gia Việt Nam trực thuộc Cơ quan Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản..
Các điều cần biết khi đi lao động tại Nhật Bản:
Nhật Bản là một thị trường thu hút nhiều lao động Việt Nam nhất hiện nay, với những ưu điểm như: thu nhập cao, chế độ phúc lợi tốt, môi trường lao động chuyên nghiệp… Bạn đang chuẩn bị xuất khẩu lao động đi Nhật Bản nhưng bạn chưa biết trước khi đi mình nên chuẩn bị những gì.
1. Đầu tiên trước khi đi thì bạn cần học tiếng Nhật cơ bản
Bạn đừng chủ quan nhé, có người đi xuất khẩu lao động sang Nhật mà chỉ biết có vài từ đến khi sang đó sinh sống muốn đi đâu cũng khó vì không biết nói gì và hỏi gì. Vì vậy mà bạn hãy cố gắng luyện tập nói tiếng nhật cơ bản nhất nhé! Điều này sẽ giúp ích rất nhiều khi bạn mới đến đây sống bởi sẽ có rất nhiều thứ bạn muốn tìm hiểu.
2. Dù bạn có tiền mang theo, nhưng bạn đừng bao giờ mang theo tiền Việt sang Nhật nhé, vì sang đó tiền mất giá, bạn chuẩn bị nhiều cũng thành ít đó. Vậy nên trước khi đi nhớ đổi tiền và mang theo khoảng 200.000 yên để phòng bất chắc ban đầu. Với số tiền này bạn có thể mua thêm những vật dụng mình còn thiếu hoặc ăn uống bên ngoài.
3. Mang theo giấy tờ tùy thân và hợp đồng bản gốc
Để đảm bảo an toàn cho bản thân thì tốt nhất khi sang Nhật bạn nên mang theo giấy tờ tùy thân, phòng khi có kiểm tra, hoặc hợp đồng làm việc có vấn đề gì bạn còn có cái để mang ra đối chứng hay chứng minh. Tuyệt nhiên phải cất giữ cẩn thận đừng bao giờ làm mất nó nhé!
4. Đừng quên mang theo thuốc Bên cạnh những vật dụng cần thiết như quần áo ấm như: áo khoác gió dày, áo len, bộ quần áo ngủ dày, một đôi giày thể thao…thì bạn đừng bao giờ quên mang theo thuốc uống nhé! Ban đầu khi bạn mới đến đây chưa quen với thời tiết lạnh đến vậy bạn sẽ rất dễ bị cảm cúm, ngoài ra khẩu vị của người Nhật khác với người Việt đôi khi có thể bạn ăn không quen và rất dễ bị đau bụng, vậy nên bạn nhớ mang theo các loại thuốc thông thường. Từ từ khi quen dần thì khi mắc bệnh bạn có thể mua luôn thuốc bên đó dùng.
5. Những cuốn từ điển nhỏ mang theo người sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn, đặc biệt là mỗi khi bạn ra ngoài và muốn giao tiếp với người Nhật.
Sống một cuộc sống xa quê hương không hề đơn giản, vì vậy những thứ bạn cần chuẩn bị cũng không hề ít. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích phần nào cho bạn. Để có những thông tin chính xác nhất về con người Nhật Bản, môi trường lao động cũng như không gian sống tại đây bạn hãy truy cập vào web:http://tsd.vn hoặc gọi đến Hotline: 04.20232929 để được tư vấn một cách tốt nhất!